Home / Tin tức / Trồng ném trên lưới xăngtylen cho hiệu quả cao

Trồng ném trên lưới xăngtylen cho hiệu quả cao

Trồng ném trên lưới xăngtylen là mô hình đã được ứng dụng thành công ở nhiều tỉnh Bắc miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Đây là mô hình sản xuất mới nhằm giảm công thu hoạch, không sót củ, tránh dập nát củ khi thu hoạch, giúp quá trình bảo quản sau thu hoạch tốt hơn. Nằm trong vùng có cùng đặc điểm khí hậu, thời tiết và tập quán canh tác với các tỉnh Bắc miền Trung, sau một thời gian khảo sát, Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp huyện Vĩnh Linh đã xây dựng đề tài khoa học “Ứng dụng công nghệ trồng ném trên lưới xăngtylen” và triển khai thực hiện năm 2016.

cay nem
Mô hình trồng ném trên lưới xăngtylen ở Vĩnh Linh

Với tính chất và giá trị dược liệu, đặc tính dễ trồng và là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng nên ném được nông dân trên địa bàn tỉnh trồng ở nhiều nơi. Nhằm mở rộng diện tích trồng ném, hướng tới đưa “Ném Vĩnh Linh” đã xây dựng nhãn hiệu phát triển trên thị trường, được người tiêu dùng biết đến, mô hình trồng ném trên lưới xăngtylen tiết kiệm được công canh tác nên cho phép nông dân chuyển đổi một số cây màu kém hiệu quả sang trồng ném. Trồng ném trên lưới xăngtylen có thể cho năng suất 350- 400 kg/sào.

Việc thu hoạch thông qua lưới xăngtylen vừa tiết kiệm công lao động, vừa không bị rơi vãi, dập nát, giúp cho công tác bảo quản được tốt hơn và mang lại năng suất cao hơn so với cách trồng truyền thống. Thu hoạch trên lưới mỗi sào chỉ cần 3-5 công, trong khi đó nếu thu hoạch trồng theo phương pháp truyền thống phải cần tới 15-20 công, tiết kiệm thời gian gấp 5-7 lần.

Năm 2016, dự án đã trồng thử nghiệm 3 sào ném trên đất đỏ ba dan tại thôn Bàu, xã Vĩnh Kim, Vĩnh Linh gồm 2 phương pháp trồng là phương pháp trồng cày rạch rãnh và phương pháp trồng theo luống với 2 hộ tham gia. Trung tâm hỗ trợ kinh phí và cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng ném trên lưới xăngtylen. Theo phương pháp thu hoạch ném theo cách trồng rạch hàng truyền thống thì dùng cuốc xới theo rãnh nhằm làm cho đất tơi xốp, khi đó mới tiến hành gạt lớp đất bề mặt tiến hành thu hoạch ném.

Đối với phương pháp này gặp khá nhiều khó khăn vì khi đến cuối vụ ném là mùa hè nên đất bị chai cứng, việc cuốc xới làm cho đất tơi xốp rất khó khăn, tốn sức lao động, tốn nhiều công thu hoạch và thêm vào đó củ ném được trồng theo phương pháp truyền thống dễ lẫn trong đất nên khi thu hoạch ném theo phương pháp này tỷ lệ thất thoát cao (ước tính 5-7%). Hơn nữa, khi cuốc xới làm củ ném bị dập nát ảnh hưởng đến công tác bảo quản và giảm năng suất khi thu hoạch.

Còn trồng ném trên lưới xăngtylen, nếu trồng trên lưới theo phương pháp trồng luống, khi thu hoạch chỉ cần vén mối lưới đầu luống, nhấc dần lên làm cho đất rời ra và tiến hành thu hoạch toàn bộ củ ném, không bị sót và củ ném không bị dập nát. Tuy nhiên, đối với phương pháp này nếu luống ném bị cỏ dại mọc nhiều thì việc kéo lưới lên để thu hoạch gặp nhiều khó khăn.

Đối với trồng ném trên lưới theo phương pháp rạch rãnh thì rất thuận lợi trong thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ cần cầm 2 đầu múi lưới kéo nhẹ lên làm cho lớp đất vỡ ra, gạt một lớp mỏng đất trên bề mặt lúc đó lộ ra phần củ ném đã nằm gọn trên lưới, người trồng tiến hành thu hoạch. Cách thu hoạch này rất đơn giản và không tốn nhiều công, không bị sót và củ ném không bị dập nát.

Anh Nguyễn Văn Hiến, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Cụm công nghiệp huyện Vĩnh Linh, chủ nhiệm dự án cho biết: “Qua đề tài ứng dụng trồng ném trên lưới xăngtylen thực nghiệm theo 2 phương pháp trồng cho thấy phương pháp trồng rạch rãnh trên lưới xăngtylen khắc phục được nhiều nhược điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao như giảm công lao động khi thu hoạch xuống hơn một nửa so với phương pháp trồng truyền thống; chất lượng củ ném đồng đều, sản lượng cao, khi thu hoạch không bị dập nát giúp công tác bảo quản tốt hơn; trong quá trình thu hoạch củ ném không bị rơi vãi, không bị dập nát, hạn chế tối đa tỷ lệ hao hụt”.

Qua kết quả đạt được từ mô hình trồng ném trên lưới xăngtylen theo phương pháp trồng rạch rãnh tại xã Vĩnh Kim, Vĩnh Linh cho thấy, mô hình này có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai và khả năng canh tác của người dân. Đồng thời phương pháp này khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp trồng rạch rãnh truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Từ kết quả đó, UBND huyện Vĩnh Linh đã có văn bản số 1136/UBND-VP ngày 7/9/2017 về việc nhân rộng mô hình trồng ném trên lưới xăngtylen ra trên địa bàn toàn huyện.

Comments

comments

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp một số hình ảnh về quy trình nấu rượu Kim Long

Giới thiệu với quý đọc giả một ít ảnh về quy trình sản xuất là ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button